5 loại hình doanh nghiệp phổ biến

5 loại hình doanh nghiệp phổ biến

Với nền kinh tế phát triển như hiện nay, việc bạn có thể tự do hoạt động mua bán, trao đổi, giao dịch, đầu tư,…bạn phải có một doanh nghiệp. Doanh nghiệp của bạn quy mô lớn hay nhỏ thì đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và được sự cho phép hoạt động thì doanh nghiệp mới có thể làm việc.

Vậy, việc bạn lựa chọn loại hình doanh nghiệp thế nào cho phù hợp với nhu cầu, khả năng của bạn, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, phù hợp với tình hình thực tại và định hướng phát triển, người chủ doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp.

cac-loai-hinh-doanh-nghiep-pho-bien
5 loại hình doanh nghiệp phổ biến. (Hình minh họa)

 

Dưới đây là 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam, bạn tham khảo để có thể lựa chọn cho mình một loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất

5 loại hình doanh nghiệp phổ biến

Căn cứ pháp lý

Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi của số vốn điều lệ.

+ Có tư cách pháp nhân bắt đầu từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Công ty TNHH một thành viên do chủ sở hữu công ty toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Hạn chế:

Không được phát hành cổ phiếu, nên chỉ có thể huy động vốn từ chính chủ sở hữu hoặc bằng cách chuyển nhượng 1 phần vốn sang cho cá nhân hoặc tổ chức khác.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

  • – Thành viên tham gia góp vốn thành lập có thể là cá nhân và tổ chức có tư cách pháp lý, là chủ thể có quyền tham gia góp vốn/thành lập/quản lý doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp quy định;
  • – Có số lượng thành viên góp vốn tối thiểu là 2 thành viên và tối đa không vượt quá 50 thành viên;
  • – Có tư cách pháp nhân khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • – Thành viên góp vốn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp của mình;
  • – Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật.

Hạn chế:

  • – Không được quyền phát hành cổ phần, cổ phiếu để huy động vốn.
  • – Uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng bởi chế độ trách nhiệm hữu hạn.

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức;
  • Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp 2014.
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân bắt đầu từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Công ty cổ phần có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau:

  • Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
  • Công ty mua lại cổ phần đã phát hành
  • Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn.

Hạn chế của công ty Cổ phần là:

  • Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
  • Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là công ty trong đó Có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng hoạt động kinh doanh dưới một tên chung – gọi là thành viên hợp danh.

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;

+ Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

  • Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
  • Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật công ty năm 2005 nhưng trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến.

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh theo quy định và thực hiện các hoạt động kinh doanh:

  • Do một cá nhân làm chủ, có tài sản, có trụ sở giao dịch.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của công ty. Thông thường, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty, tuy nhiên người chủ này vẫn có thể thuê người khác để thay mình làm công việc này.
  • Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tư nhân ít bị chịu sự ràng buộc chặc chẽ bởi pháp luật.
  • Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng bởi chế độ trách nhiệm vô hạn.

Hạn chế:

  • Doanh nghiệp tư nhân là công ty trách nhiệm vô hạn và không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ công ty tư nhân cao.
  • Trách nhiệm vô hạn: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ không những bằng tài sản công ty mà lẫn cả tài sản của chủ doanh nghiệp.

Như vây, không có loại hình doanh nghiệp nào là tối ưu hoàn toàn và cũng không có loại hình nào là không có nhược điểm. Bạn nên chọn cho mình loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất theo mục đích riêng của mình để thành lập để phát huy hiệu quả nhất của loại hình đó.

Theo kinh nghiệm của Luật Nguyễn, ở giai đoạn khởi nghiệp, các nguồn lực về tài chính, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý còn hạn chế, bạn nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên để dễ quản lý. Sau này khi phát triển lớn mạnh và có nhu cầu huy động vốn cao hơn để mở rộng quy mô, ngành nghề, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi sang loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Xem thêm >>>

Ghi mã ngành, nghề kinh doanh thế nào cho đúng

So sánh các loại hình Doanh nghiệp phổ biến

—————–

Ban truyền thông Luật Nguyễn

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on telegram
Share on pinterest
Share on skype

Bạn có thể quan tâm

Scroll to Top