Đề xuất phát triển 41 danh mục công nghệ chủ chốt

Đề xuất phát triển 41 danh mục công nghệ chủ chốt

(Theo báo HNM) – Trước Những đột phá công nghệ mạnh mẽ của của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư CMCN 4.0, Bộ Khoa học và Công nghệ đang nghiên cứu, đề xuất phát triển 41 danh mục công nghệ chủ chốt để trình Thủ tướng Chính phủ .

de-xuat-phat-trien-41-danh-muc-cong-nghe-chu-chot
đề xuất phát triển 41 danh mục công nghệ chủ chốt. (Hình minh họa)

Theo đó, Các công nghệ chủ chốt được lựa chọn để đưa vào Danh mục một mặt phải phù hợp với xu hướng phát triển và tiềm năng ứng dụng của công nghệ, đồng thời phù hợp với Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 10 năm (2021-2030) và phù hợp với định hướng ưu tiên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ trong các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế.

Trên cơ sở đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đang đề xuất 41 nhóm công nghệ, gồm:

  • Công nghệ chuỗi khối (Block chain);
  • Công nghệ dữ liệu lớn và xử lý dữ liệu lớn;
  • Công nghệ mạng thế hệ sau (5G, 6G, NG-PON, SDN/NFV, SD-RAN, SD-WAN, Network Slicing);
  • Công nghệ an ninh mạng thông minh, tự khắc phục và thích ứng;
  • Công nghệ mô phỏng nhà máy sản xuất;
  • Công nghệ bản sao số;
  • Công nghệ chế tạo vật liệu nano, thiết bị nano;
  • Công nghệ in tiên tiến đa chiều;
  • Công nghệ chế tạo vật liệu chức năng;
  • Công nghệ chế tạo pin nhiên liệu;
  • Công nghệ ánh sáng và quang tử;
  • Công nghệ thần kinh;
  • Công nghệ tế bào gốc;
  • Công nghệ enzyme;
  • Công nghệ tin sinh học;
  • Công nghệ tổng hợp nhiên liệu sinh học;
  • Công nghệ gen thế hệ mới;
  • Công nghệ giám sát sức khỏe;
  • Công nghệ chẩn đoán hình ảnh Y-Sinh học;
  • Công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến;
  • Công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh nhỏ và siêu nhỏ;
  • Công nghệ thu thập và lưu trữ các bon;
  • Công nghệ tua bin gió hiệu suất cao;
  • Công nghệ năng lượng đại dương và năng lượng sóng;
  • Công nghệ năng lượng địa nhiệt;
  • Chip sinh học và cảm biến sinh học;
  • Điện toán lượng tử;
  • Điện toán đám mây, điện toán lưới, điện toán biên;
  • Internet vạn vật (IoT);
  • Lưới điện thông minh;
  • Năng lượng vi mô;
  • Năng lượng Hydrogen;
  • Nông nghiệp chính xác;
  • Quang điện;
  • Robot tự hành, robot cộng tác (Cobot), phương tiện bay không người lái (UAV);
  • Sinh học tổng hợp;
  • Thực tại ảo, thực tại tăng cường, thực tại hỗn hợp;
  • Trí tuệ nhân tạo (AI);
  • Xúc tác sinh học;
  • Y học cá thể hóa;
  • Y học tái tạo và kỹ thuật tạo mô

———–

Theo Hằng Thu.

Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/khoa-hoc/980005/de-xuat-danh-muc-41-cong-nghe-chu-chot-can-uu-tien-nghien-cuu-phat-trien-ung-dung

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on telegram
Share on pinterest
Share on skype

Bạn có thể quan tâm

Scroll to Top