Doanh nghiệp được phát hành các loại chứng khoán nào?

Doanh nghiệp được phát hành các loại chứng khoán nào?

Chứng khoán được xem là một trong những kênh đầu tư tài chính và thu hút một số lượng nhà đầu tư lớn tham gia. Vậy đối với mỗi loại hình doanh nghiệp thì được phát hành những loại chứng khoán nào? Mời bạn tham khảo thêm bài viết dưới đây:

doanh-nghiep-duoc-phat-hanh-cac-loai-chung-khoan-nao
Doanh nghiệp được phát hành các loại chứng khoán nào? (Hình minh họa)

Doanh nghiệp được phát hành các loại chứng khoán nào?

Chứng khoán là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 thì Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:

  • a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
  • b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
  • c) Chứng khoán phái sinh;
  • d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

Các loại chứng khoán

Tại khoản 2 đến khoản 9 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 thì chứng khoán bao gồm các loại sau:

  • Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
  • Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
  • Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán.
  • Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong khoảng thời gian xác định.
  • Chứng quyền có bảo đảm là loại chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm đó theo mức giá đã được xác định trước, tại một thời điểm hoặc trước một thời điểm đã được ấn định hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.
  • Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành nhằm mang lại cho cổ đông hiện hữu quyền được mua cổ phần mới theo điều kiện đã được xác định.
  • Chứng chỉ lưu ký là loại chứng khoán được phát hành trên cơ sở chứng khoán của tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
  • Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán

  • Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân.
  • Công bằng, công khai, minh bạch.
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
  • Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.

Doanh nghiệp được phát hành các loại chứng khoán nào?

Căn cứ quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, chỉ loại hình công ty trách nhiệm hữu hạncông ty cổ phần được trao quyền phát hành loại giấy tờ có giá này. Tuy nhiên mỗi loại doanh nghiệp cũng chỉ được pháp luật giới hạn phát hành một số loại chứng khoán nhất định.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp không được phát hành cổ phần (trừ trường hợp để chuyển đổi thành loại hình công ty cổ phần). Riêng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan.

Đối với công ty cổ phần, doanh nghiệp được quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

 

—————

Ban truyền thông Luật Nguyễn

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on telegram
Share on pinterest
Share on skype

Bạn có thể quan tâm

Scroll to Top