Ghi mã ngành nghề kinh doanh thế nào cho đúng

Ghi mã ngành nghề kinh doanh thế nào cho đúng

Hiện nay, trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp không còn thể hiện ngành, nghề kinh doanh nữa. Tuy nhiên, việc đăng ký ngành, nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện. Có nhiều doanh nghiệp khi đăng ký ngành, nghề phải đắn đo lựa chọn và không biết nên ghi thế nào là hợp lệ. Bài viết này sẽ giúp bạn cách ghi mã ngành nghề kinh doanh thế nào cho đúng khi làm hồ sơ thành lập công ty

ghi-ma-nganh-nghe-kinh-doanh-the-nao-cho-dung
Ghi mã ngành nghề kinh doanh thế nào cho đúng. (Hình minh họa)

Ghi mã ngành nghề kinh doanh thế nào cho đúng

Những trường hợp phải ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy đề nghị đăng ký kinh doanh:

  • Thành lập mới
  • Bổ sung, thay đổi nghề kinh doanh
  • Bớt ngành nghề kinh doanh
  • Đề nghị cấp đổi sang giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh công ty

Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh ở đâu?

Bạn có thể tra cứu mã ngành nghề kinh doanh trực tiếp tại hoặc tại Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.

Khi tra cứu mã ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế trên Cổng thông tin quốc gia cần phải thực hiện theo các bước sau:

  1. Bước 1: Trước tiên, bạn cần truy cập vào website https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx. Sau đó, bạn nhập mã số doanh nghiệp vào ô tra cứu. Trong trường hợp bạn không biết mã số doanh nghiệp thì có thể điền tên đầy đủ của công ty vào ô này.
  2. Bước 2: Khi đã tìm được đúng tên doanh nghiệp cần tra cứu, bạn hãy nhấp chuột vào đó để xem những thông tin về doanh nghiệp, gồm có:
  • Tên đầy đủ của công ty, doanh nghiệp
  • Tên công ty, doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài
  • Tên viết tắt của doanh nghiệp
  • Tình trạng hoạt động
  • Mã số của doanh nghiệp
  • Loại hình doanh nghiệp
  • Ngày bắt đầu làm thủ tục thành lập công ty
  • Tên người đại diện theo pháp luật
  • Địa chỉ đặt trụ sở chính
  • Mã và ngành nghề kinh doanh, trong đó những mã ngành được bôi đậm là ngành nghề kinh doanh chính của công ty.

Như vậy, bạn không chỉ tra cứu mã ngành nghề kinh doanh mà bạn còn biết được tất cả những thông tin cần thiết của một công ty.

Để hiểu rõ về đặc tính của từng ngành nghề cụ thể, bạn nên nhờ đến các luật sư, chuyên viên có kinh nghiệm tư vấn. Là chủ một doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ những ngành nghề mình sẽ đăng ký. Vì không phải cứ có giấy phép đăng ký kinh doanh là bạn được quyền làm mọi thứ.

Có rất nhiều ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện bắt buộc, chẳng hạn như về mặt nhân sự phải đảm bảo trình độ chuyên môn như thế nào, quy mô nhà xưởng phải ra sao, các điều kiện liên quan đến vấn đề vệ sinh, an toàn lao động, xử lý chất thải,…

Phải chọn được mã ngành nghề cấp 4

Mã ngành cấp 4 là gì?

Mã ngành cấp 4 chính là danh mục ngành  nghề kinh doanh được quy định tại điều Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, Phụ lục I và II Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam áp dụng từ 20/08/2018

Như vây, Khi đăng ký thành lập công ty, người thành lập doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015) quy định. Sau đó, bạn bổ sung mã ngành cấp 5 hoặc diễn giải chi tiết phù hợp với quy định pháp luật.

Khi nào bắt buộc phải ghi thêm mã ngành cấp 5?

Trong một số trường hợp, việc chỉ ghi nhận mã ngành cấp 4 là chưa đủ, khi đó người ghi mã ngành nghề phải bổ sung thêm mã ngành cấp 5, phù hợp với ngành nghề của mình hoặc diễn giải chi tiết của ngành nghề đó.

Trong thực tế, có không ít trường hợp mà cán bộ tiếp nhận từ chối hồ sơ, đồng thời doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục nhiều lần chỉ vì thiếu nội dung trên.

Cho nên, việc xác định khi nào cần phải ghi thêm ngoài việc chọn mã ngành nghề cấp 4 cũng là một lưu ý rất quan trọng.

Các trường hợp cần bổ sung diễn giải chi tiết hoặc ghi thêm mã ngành cấp 5 là:

  • Ngành nghề kinh doanh thuộc danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (vốn pháp định, chứng chỉ,…), ngành nghề kinh doanh cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh thì ngoài mã cấp 4, ta phải ghi theo ngành nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật.
  • Các ngành nghề không được ghi nhận thành một ngành nghề cụ thể trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (không có mã ngành riêng), song lại được quy định trong các văn bản pháp luật khác, thì ghi nhận thêm theo quy định tại các văn bản đó.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể chọn mã ngành nghề cấp 4 có liên quan tới ngành nghề mà mình kinh doanh, thường có dạng cấu trúc sau:

+ Hoạt động …. Khác

+ Hoạt động liên quan đến … Khác

+ Hoạt động … Chưa được phân vào đâu

+ … Khác

+ … Chưa được phân vào đâu.

Đồng thời sau đó, ta có thể ghi thêm mã ngành cấp 5 phù hợp rồi bổ sung thêm diễn giải chi tiết bên dưới hoặc ghi trực tiếp chi tiết sau mã ngành cấp 4.

  • Các ngành nghề không thuộc hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, cũng chưa được ghi nhận trong bất kỳ văn bản pháp luật nào khác, nhưng không thuộc vào danh mục ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và ghi nhận vào cơ sở dữ liệu quốc gia. Sau đó thông báo cho Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mớ

Cách ghi mã ngành nghề kinh doanh cấp 4

1 Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Cách ghi sẽ thể hiện như sau:

Ví dụ:

STT Tên ngành Mã ngành
01 Khai thác dá, cát, sỏi , đất sét

Chi tiết: Khai thác cát sông

0810

2. Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ:

STT Tên ngành Mã ngành
01 Vận tải hành khách đường bộ khác

Chi tiết: Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng; Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô.

4932

(Nghị định sô 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô)

3. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Ví dụ:

STT Tên ngành Mã ngành
01 Hoạt động viễn thông khác

Chi tiết: Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

6190

(Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013/NĐ-CP)

4. Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

5. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.

Ví dụ:

STT Tên ngành Mã ngành
01 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

Chi tiết: Bán buôn dược phẩm và dụng cụ y tế

4649

Lưu ý: Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành (Khoản 8, Điều 7, Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp).

Xem thêm >>> Những lưu ý quan trọng khi thành lập công ty

 

————–

Ban truyền thông Luật Nguyễn

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on telegram
Share on pinterest
Share on skype

Bạn có thể quan tâm

Scroll to Top