Hoàn công xây dựng nhà ở riêng lẻ

Hoàn công xây dựng nhà ở riêng lẻ

Có không ít công trình nhà ở hay công trình xây dựng khác khi hoàn thiện xong chưa thực hiện hoàn công được do vướng mắc một số vấn đề về pháp lý hoặc cũng có thể do chủ nhà không quan tâm đến việc hoàn công. Vậy hoàn công là gì? Vì sao phải phải hoàn công khi xây dựng ? Tầm quan trọng của việc hoàn công quan trọng như thế nào đối với công trình nhà ở.

hoan-cong-xay-dung-nha-o-rieng-le
Hoàn công xây dựng nhà ở riêng lẻ. (Hình minh họa)

Hoàn công xây dựng nhà ở riêng lẻ

Hoàn công là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng mà không phải ai cũng chú ý tới. Đây là thủ tục cần thiết sau khi công trình hoàn thành để đảm bào giá trị pháp lý của công trình.

Hoàn công xây dựng là gì?

Hoàn công xây dựng ( còn gọi hoàn công) – hoàn thành công trình là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa nhằm xác nhận sự kiện các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.

Lợi ích của thủ tục hoàn công xây dựng

  • Hoàn thành thủ tục hoàn công sẽ được cấp quyền sở hữu ngôi nhà hoặc công trình trên đất;
  • Thuận tiện cho việc mua bán, trao đổi, tặng hoặc định giá vay vốn ngân hàng (giá trị pháp lý đầy đủ hơn);
  • Được bồi thường phần tài sản trên đất khi nhà nước quy hoạch (vì khi hoàn công, mới công nhận tài sản là nhà/công trình trên đất);
  • Bắt buộc khi xin giấy phép sửa chữa nhà/ công trình.
  • Hiện chưa tìm thấy điều khoản nào quy định thủ tục hoàn công xây dựng là bắt buộc. Nhưng đây lại một thủ tục hết sức cần thiết. Nếu không làm thủ tục hoàn công, trên thực tế, công trình đó vẫn được cấp sổ hồng (chứng nhận quyền sử dụng đất). Nhưng lại khác nhau về hình thức và giá trị bên trong.

Trường hợp nào cần hoàn công?

Theo quy định trong Luật xây dựng 2014Nghị định 59/2015/ NĐ-CP có quy định rõ với các công trình xây dựng nhà cửa, công trình xây dựng khác ở đô thị thì tất cả đều phải thực hiện thủ tục hoàn công. Trừ các công trình nhà cửa riêng lẻ ở nông thôn mà không thi công xây dựng ở khu bảo tồn, di tích lịch sử, văn hóa thì không phải tiến hành thủ tục hoàn công.

Thời điểm thực hiện hoàn công xây dựng

  • Khi đơn vị thi công hoàn thành bàn giao nhà.
  • Khi chủ đầu tư và đơn vị thi công hoàn thành nghiệm thu
  • Trước khi công trình được đưa vào sử dụng

    Sau khi hoàn thành công trình, bên thi công có trách nhiệm:

  • Hoàn thiện công trình
  • Thu dọn vệ sinh hiện trường
  • Lập biên bản nghiệp thu công trình
  • Bàn giao công trình

    Bên cạnh đó, chủ đầu tư phải có các trách nhiệm sau:

  • Nghiệm thu cùng đơn vị thi công
  • Ký vào biên bản nghiệm thu và tiếp nhận công trình từ đơn vị thi công
  • Bổ sung đầy đủ các thủ tục hoàn công
  • Nộp phí trước bạ hoặc thuế của thủ tục hoàn công

Hồ sơ hoàn công

Hồ sơ pháp lý là do chủ đầu tư tập hợp. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng là lập tài liệu quản lý chất lượng để giao cho chủ đầu tư tập hợp cùng với hồ sơ pháp lý lập thành hồ sơ hoàn công.

Cụ thể như sau:

  • Lập 01 bảng vẽ kiến trúc theo hiện trạng (kiến trúc nhà),
  • 01 bảng vẽ hiện trạng sơ đồ nhà, đất ,
  • 01 biên bản nghiệm thu công trình.(do bên thi công, công ty xây dựng cung cấp)
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn,… (bản photo, chứng thực)
  • Giấy phép xây dựng,
  • Thông báo nộp lệ phí trước bạ, thông báo cấp số nhà…(bản photo, chứng thực)
  • Đơn đăng ký biến động theo mẫu 09/ĐK tại (có bán tại UBND Quận/huyện hay các của hiệu photo kế bên UBND Quận/ huyện)
  • Hợp đồng thi công xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).
  • Giấy chứng nhận giấy phép kinh doanh của nhà thầu.
  • Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
  • Bản vẽ hoàn công (để kiểm tra việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).
  • Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.

Nơi nộp hồ sơ hoàn công

  • Nộp tại UBND Quận/Huyện – Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
  • Đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1, các công trình tôn giáo, di tích lịch sử, tượng đài, các tuyến, trục được chính thì nộp hồ sơ hoàn công tại Sở xây dựng
  • Đối với nhà ở riêng lẽ trong khu dân cư nông thôn thì nộp hồ sơ hoàn công tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trình tự, thủ tục thực hiện hoàn công xây dựng

    Bước 1: Nộp hồ sơ tại tại cơ quan có thẩm quyền

  • Nộp tại UBND Quận/Huyện – Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
  • Đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1, các công trình tôn giáo, di tích lịch sử, tượng đài, các tuyến, trục được chính thì nộp hồ sơ hoàn công tại Sở xây dựng
  • Đối với nhà ở riêng lẽ trong khu dân cư nông thôn thì nộp hồ sơ hoàn công tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Sau khi nhận được hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và yêu cầu bổ sung ngay nếu hồ sơ có sai sót, chưa đủ hoặc chưa hợp lệ. Trường hợp hồ sơ đã đủ, Bộ phận tiếp nhận gửi ghi biên nhận, hẹn phúc đáp, trả hồ sơ.

    Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

  • Cử cán bộ phòng quản lý đô thị đi kiểm tra, xác minh việc xây dựng có phù hợp hay không và ký vào các biên bảng kiểm tra với chủ đầu tư
    Nếu hồ sơ hợp lệ thì phòng Quản lý đô thị lập báo cáo trình Cấp lãnh đạo thuận duyệt hồ sơ hoàn công hợp lệ và phiếu chuyển Chi cục Thuế quận-huyện để xác định nghĩa vụ tài chính..

    Bước 3: Nhận giấy chứng nhận

  • Sau khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính, chủ đầu tư cầm biên lai nộp thuế và biên nhận, phiếu hẹn đến nơi nộp hồ sơ nhận Giấy chứng nhận đã cập nhập phần nhà ở trên đất.

Thời gian và chi phí hoàn thành thủ tục hoàn công

  • 30 ngày kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.
  • Nếu có sai sót hoặc cần bổ sung hồ sơ thì văn phòng đô thị sẽ trả lời bằng văn bản trước 7 ngày thời hạn trả hồ sơ.
  • Nếu không đủ điều kiện hoàn công thì văn phòng đô thị sẽ trả lời bằng văn bản trước 7 ngày thời hạn trả hồ sơ.
  • Chi phí hoàn công sẽ không cố định mà khác nhau tùy từng khu vực, quy mô xây dựng, diện tích nhà. Chi phí trung bình sẽ từ 15 – 35 triệu hoặc có thể cao hơn nếu quy mô lớn hoặc xây sai phép.

Các trường hợp sai phép, buộc tháo dỡ (điều 15 Nghị Định 139/2017/NĐ-CP)

  • Vị trí xây dựng khác so với Giấy Phép Xây Dựng.
  • Vi phạm các chỉ giới đường, chị giới xây dựng
  • Xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp

Hoàn công nhà xây sai phép

  • Nhà xây dựng sai phép là nhà đã có giấy phép xây dựng công trình nhưng xây dựng không đúng với phần đã nêu trong hồ sơ xin cấp phép xây dựng và chưa được Nhà nước công nhận có thể bị cưỡng chế phải dỡ bỏ phần xây dựng sai phép. Công trình xây dựng sai phép có thể được hoàn công nếu trả lại hiện trạng theo đúng giấy phép xây dựng.
  • Trong trường hợp muốn xử lý xây dựng công trình sai phép để được hoàn công, bạn phải gửi đơn lên UBND cấp huyện, nhờ cơ quan này xác nhận cho bạn phần công trình xây dựng trái phép đó, đảm bảo phần xây dựng sai phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và công trình phù hợp quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hoàn thành thủ tục hoàn công một cách suôn sẻ hơn để tránh những rắc rối không đáng có sau này nếu công trình chưa được thừa nhận về mặt pháp lý do thiếu thủ tục hoàn công.

Xem thêm >>> 13 trường hợp được cấp sổ đỏ mới khi đăng ký biến động đất đai

 

—————–

Ban truyền thông Luật Nguyễn

 

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on telegram
Share on pinterest
Share on skype

Bạn có thể quan tâm

Scroll to Top