Hỏi đáp về giao dịch liên kết

Hỏi đáp về giao dịch liên kết

Câu hỏi: Năm tài chính nào áp dụng quy định tại Nghị định số 132/2020/NĐ-CP

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 22, Nghị định 132/2020/NĐ-CP mới nhất quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ 20 tháng 12 năm 2020 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020. Theo đó, đối với khái niêm kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020, kính mong quý cơ quan hướng dẫn thêm đối với trường hợp doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương lịch, cụ thể là đối với các trường hợp năm tài chính có ngày bắt đầu hoặc kết thúc rơi vào trong năm dương lịch 2020 thì những năm tài chính nào phải áp dụng quy định tại Nghị định 132?

Theo hướng dẫn tại Điểm đ, Khoản 5, Điều 16, Nghị định 132/2020/NĐ-CP, trường hợp người nộp thuế có Công ty mẹ tối cao không bắt buộc phải nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước cư trú, người nộp thuế sẽ phải thực hiện theo điều ước quốc tế về thuế. Tuy nhiên, nội dung này vẫn chưa thực sự rõ ràng đối với doanh nghiệp

Vì vậy kính mong quý cơ quan làm rõ khái niệm “theo điều ước quốc tế về thuế” để hướng dẫn cụ thể nghĩa vụ của người nộp thuế đối với việc chuẩn bị báo cáo lợi nhuận liên quốc gia là như thế nào trong trường hợp này.

Trả lời:

Tại Khoản 1, Điều 22 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:

“1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 12 năm 2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020”

Trường hợp doanh nghiệp có kỳ tính thuế tính theo năm tài chính có ngày bắt đầu rơi vào năm dương lịch 2020 thì áp dụng theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

Điểm đ khoản 5 Điều 18 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định như sau:

“đ) Trường hợp người nộp thuế có Công ty mẹ tối cao không bắt buộc phải nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước cư trú thì thực hiện theo điều ước quốc tế về thuế.”

Quy định này áp dụng cho trường hợp 2 quốc gia ký Điều ước quốc tế về thuế trong đó có thoả thuận mặc dù nước sở tại của Công ty mẹ tối cao không quy định phải lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia nhưng công ty mẹ tối cao có doanh thu hợp nhất toàn cầu đạt ngưỡng trên 750 triệu Euro thì công ty con phải nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cho Cơ quan thuế.

Hiện nay, Việt Nam chưa ký các điều ước thoả thuận này nhưng trong giai đoạn tới sẽ thực hiện theo cam kết và thông lệ quốc tế chung.

Câu hỏi: (Hỏi về giao dịch liên kết)

1/ Công ty cổ phần thiếu vốn lưu động có thể vay của cá nhân (không phải là cổ đông nhưng là người có quan hệ gia đình với cổ đông) với mức lãi suất 0% không? Trường hợp này có bị coi là có giao dịch liên kết không? Nếu có thì áp dụng như thế nào?

Trả lời:

Tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:

“ l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này. “

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty mượn tiền của một cá nhân mà cá nhân đó có quan hệ gia đình với cổ đông (là người điều hành, kiểm soát doanh nghiệp) với số tiền lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với cá nhân có quan hệ gia đình với cổ đông đó là giao dịch liên kết.
Doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

Câu hỏi:

Công ty vay ngân hàng để bổ sung vốn hoạt động kinh doanh, tài sản thế chấp ngân hàng là bất động sản đứng tên giám đốc, số tiền vay ngân hàng cao hơn vốn chủ sở hữu. Như vậy có gọi là giao dịch liên kết không và có phải kê khai giao dịch liên kết không?

Trả lời:

Tại khoản 2 Điều 1, điểm d và điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:

“2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này. “

Căn cứ quy định nêu trên thì:

  • Trường hợp Công ty có vay vốn ngân hàng với khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của Công ty và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của Công ty thì giữa Công ty và Ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó các giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết.
  • Giám đốc cho Công ty mượn bất động sản để thế chấp không phải là giao dịch liên kết.
  • Trong năm tài chính, nếu Công ty có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

Câu hỏi:

Công ty A là công ty con của Công ty B, (A&B là doanh nghiệp tại VN), Công ty B là công ty con của công ty C tại nước ngoài, Công ty A vay tiền của Công ty C thì giao dịch vay tiền này có phải là giao dịch liên kết không? Chi phí lãi vay được trừ của công ty A có bị khống chế mức tối đa 30% EBITDA không?

Trả lời: 

Tại điểm a và b khoản 2 Điều 132/2020/NĐ-CP quy định:

“a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;”

Do đó trường hợp công ty A là công ty con của công ty B (A&B là doanh nghiệp tại VN), công ty B là công ty con của công ty C tại nước ngoài, nếu công ty A nắm giữ gián tiếp ít nhất 25% vốn góp (qua Công ty B) được xác định là các bên có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch vay tiền của công ty A với công ty C là giao dịch liên kết và Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ) cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.

 

Xem thêm >>> Giao dịch liên kết là gì? – Nguyên tắc áp dụng trong giao dịch liên kết

————-

Ban truyền thông Luật Nguyễn

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on telegram
Share on pinterest
Share on skype

Bạn có thể quan tâm

Scroll to Top