Những lưu lý khi thành lập công ty cổ phần

Những lưu lý khi thành lập công ty cổ phần

Trước khi bạn lựa chọn loại hình công ty cổ phần, bạn cần tìm hiểu kỹ ưu, nhược điểm của loại hình này, các thông tin liên quan để đảm bảo quyền lợi và tránh rủi ro,... Khi đã quyết định lựa chọn thành lập công ty cổ phần, ngoài việc tìm hiểu những lưu ý quan trọng khi thành lập công ty, bạn cần phải lưu ý thêm những vấn đề sau:

nhung-luu-y-khi-thanh-lap-cong-ty-co-phan
Những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần. (Hình minh họa)

Những lưu lý khi thành lập công ty cổ phần

Căn cứ pháp lý

Công ty cổ phần được hiểu như thế nào?

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông cùng tham gia góp vốn: ít nhất là 3 cổ đông;
  • Cổ đông sở hữu cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường hợp bị hạn chế theo luật định.
  • Và công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Tại sao bạn nên chọn loại hình doanh nghiệp này? ưu điểm của nó là gì?

CTCP được phát hành cổ phiếu để huy động vốn

CTCP có cấu trúc vốn đa dạng, phù hợp với yêu cầu phát triển cà yêu cầu quản lý của công ty;

Cổ đông CTCP  được thực hiện các quyền của chủ sở hữu thông qua Đại hội đồng cổ đông;

Quy mô hoạt động của CTCP thường lớn với khả năng mở rộng kinh doanh thông qua huy động vốn.

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần như thế nào?

Công ty Cổ phần có cơ cấu tổ chức quản lý như sau:

  • Đại hội đồng cổ đông
  • Hội đồng quản trị
  • Giám đốc/ Tổng giám đốc
  • Ban kiểm soát
  • Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn sau khi thành lập công ty.

Ngoài ra, trường hợp cổ đông sáng lập thành lập doanh nghiệp không có điều kiện trực tiếp quản lý công ty thì có thể xem xét thuê bên ngoài;

Đối tượng không được tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần

Theo khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp, những đối tượng sau không được lập và quản lý công ty, trong đó có:

  • Cán bộ, công chức, viên chức
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân… trừ những người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp Nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Tổ chức không có tư cách pháp nhân…

Hợp đồng thành lập doanh nghiệp

Hợp đồng/ thỏa thuận thành lập doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết đối với trường hợp doanh nghiệp do nhiều nhà đầu tư tham gia.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hợp đồng/ thỏa thuận thành lập doanh nghiệp là một trong những thành phần bắt buộc trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của loại hình liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Điều này nhằm xác định chi tiết và là một sự đảm bảo cho việc xác định quyền lợi, nghĩa vụ của từng nhà đầu tư, tránh những tranh chấp không đáng có sau này.

Đối với những trường hợp hồ sơ đăng ký kinh doanh khác, pháp luật hiện hành chưa có quy định bắt buộc nhưng vẫn không thể phủ nhận tầm quan trọng và cần thiết của hợp đồng/ thỏa thuận thành lập doanh nghiệp đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp do nhiều nhà đầu tư tham gia.

Hợp đồng hoặc thỏa thuận này sẽ bao gồm những nội dung cơ bản về các thông tin dự định của doanh nghiệp dự kiến thành lập như sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Thống nhất thông qua Điều lệ của doanh nghiệp;
  • Mục đích hoạt động của doanh nghiệp;
  • Vốn điều lệ, tỷ lệ và cam kết góp vốn của từng nhà đầu tư trong doanh nghiệp;
  • Xử lý các vi phạm trong quá trình góp vốn thành lập doanh nghiệp;
  • Bộ máy quản lý của doanh nghiệp…

Sau khi hoàn tất các thủ tục thành lập công ty Cổ phần, cá nhân, tổ chức cần xây dựng thương hiệu cho công ty cổ phần để thu hút, tiếp cận người tiêu dùng cũng như thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Một doanh nghiệp có thương hiệu sẽ nâng tầm giá trị của doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng thương hiệu là việc làm tiên quyết và nên được ưu tiên sau khi doanh nghiệp được thành lập.

Xem thêm >>>

Những lưu ý quan trọng khi thành lập công ty

Thủ tục thành lập công ty Cổ phần

—————–

Ban truyền thông Luật Nguyễn

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on telegram
Share on pinterest
Share on skype

Bạn có thể quan tâm

Scroll to Top