Những lưu ý quan trọng khi quyết toán hay giải thể doanh nghiệp

Những lưu ý quan trọng khi quyết toán hay giải thể doanh nghiệp

Quyết toán hay giải thể doanh nghiệp là một thủ tục tương đối phức tạp và mất nhiều thời gian. Do đó để thủ tục được nhanh chóng và tiện lợi, không phát sinh những vấn đề pháp lý khác, tiết kiệm thời gian. Doanh nghiệp cần phải lưu ý một số điểm sau trước khi tiến hành quyết toán hay giải thể công ty mình.

nhung-luu-y-khi-quyet-toan-hay-giai-the-cong-ty
Những lưu ý khi quyết toán hoặc giải thể công ty

Quyết toán doanh nghiệp

Khi quyết  toán thuế doanh nghiệp cần lưu ý:

  1. Truy xuất sổ kế toán từ lúc công ty thành lập cho đến ngày quyết toán /giải thể (thông thường là 5- 10 năm đối với quyết toán ), như vậy bắt buộc kế toán phải lưu trữ dữ liệu sổ kế toán xuyên suốt thời gian dài (lưu ý hiện nay cơ quan thuế không xem file giấy, chỉ xem file excel);
  2. Doanh nghiệp phải cung cấp toàn bộ hoá đơn mua vào, bán ra từ lúc thành lập đến ngày quyết toán, thông thường nhiều doanh nghiệp bỏ hoá đơn khắp nơi nên khi thuế yêu cầu cung cấp thì thất lạc;
  3. Doanh nghiệp phải cung cấp chứng từ ngân hàng từ lúc thành lập;
  4. Doanh nghiệp phải cung cấp hợp đồng mua bán, chứng từ hải quan và nhiều chứng từ khác Cơ quan thuế sẽ đối chiếu giữa : Tờ khai GTGT (gọi là báo cáo thuế ) với hoá đơn , với chứng từ, với sổ kế toán để tìm sai sót và doanh nghiệp sẽ bị phạt khi sai sót, có những doanh nghiệp nhỏ nhưng mức phạt + truy thu thuế vài trăm triệu đồng. Khi doanh nghiệp hiểu ra thì đã muộn, do đó hãy lựa chọn dịch vụ kế toán uy tín ngay từ lúc thành lập.

QUÝ DOANH NGHIỆP ĐỪNG ĐỂ BỊ CƠ QUAN THUẾ PHẠT SỐ TIỀN LỚN VÌ KẾ TOÁN KHÔNG AM HIỂU, KHÔNG TRÁCH NHIỆM

Giải thể doanh nghiệp

Để thủ tục giải thể doanh nghiệp được nhanh chóng và tiện lợi, không phát sinh những vấn đề pháp lý khác, tiết kiệm thời gian. Doanh nghiệp cần phải lưu ý một số điểm sau:

Các trường hợp được phép và buộc phải giải thể công ty

  • Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Giải thể theo quyết định của Tòa án.

Nghĩa vụ thuế

Doanh nghiệp phải hoàn tất các nghĩa vụ về Thuế tại Chi cục thuế quận, huyện và thực hiện thủ tục khóa mã số thuế trước khi nộp hồ sơ thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh tại nơi đặt trụ sở.

Các khoản nợ và nghĩa vụ thanh toán khác

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Các khoản nơ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau:

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
  • Nợ thuế;
  • Các khoản nợ khác.

Chú ý: Các đơn vị trực thuộc của công ty

Doanh nghiệp cần kiểm tra lại xem có đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh hay không. Nếu có, trước khi thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp, phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Đây là điều vô cùng cần thiết bởi trong một số trường hợp doanh nghiệp “quên” hoặc không biết phải thực hiện việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trước khi làm thủ tục giải thể doanh nghiệp nên cứ chăm chăm đi làm thủ tục giải thể doanh nghiệp bao gồm cả khâu trả dấu cho cơ quan công an, xong sau đó, trên Sở Kế hoạch – Đầu tư mới ra thông báo yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trước thì khi đó doanh nghiệp sẽ không còn con dấu để làm các thủ tục này nữa.

Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đi đăng ký lại con dấu với cơ quan công an để tiếp tục thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và sau đó là giải thể doanh nghiệp.

Doanh nghiệp giải thể nhưng không phải quyết toán thuế khi nào?

Các trường hợp doanh nghiệp giải thể không phải quyết toán thuế:

1. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.Đây là đối tượng thực hiện quyết toán thuế theo từng lần phát sinh doanh thu qua mỗi hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Vì vậy, không cần phải thực hiện quyết toán thuế khi thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động nhưng kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng hóa đơn.

3.Doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động, nhưng đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có doanh thu bình quân năm không quá 1 tỷ đồng/năm (tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động);
  • Doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm pháp luật về hành vi trốn thuế kể từ năm doanh nghiệp chưa được quyết toán thuế hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động.
  • Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp tính từ năm chưa được quyết toán, hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động cao hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ. Có nghĩa là, doanh nghiệp theo quy định tại điều khoản này đã thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế, vì thế không cần thực hiện quyết toán thuế lần nữa.

Ngoài những trường hợp được quy định tại Thông tư số 151/2014/TT-BTC nêu trên, trường hợp doanh nghiệp mặc dù thuộc diện phải quyết toán thuế khi giải thể doanh nghiệp, nhưng đã chủ động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tài chính với chủ nợ cũng không cần phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế nữa.

Và Bộ Tài chính cũng quy định rõ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do người nộp thuế gửi, cơ quan Thuế xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Như vậy, dù không phải quyết toán thuế, doanh nghiệp muốn giải thể vẫn cần nộp hồ sơ thông báo giải thể đến cơ quan Thuế (bao gồm: quyết định giải thể; và tài liệu chứng minh người nộp thuế thuộc trường hợp không phải quyết toán thuế) để được xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế và đóng mã số thuế. Từ đó, làm cơ sở để doanh nghiệp giải thể thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trên đây là những ý kiến tư vấn của chúng tôi về một số những lưu ý liên quan trước khi tiến hành quyết toán hay giải thể doanh nghiệp. Nếu quý khách hàng còn có câu hỏi hay những băn khoăn nào khác, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn trực tiếp.

Cần tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ Luật sư Oanh 0903 87 87 80 – 0983 777 177

LUẬT NGUYỄN – UY TÍN – CHUYÊN NGHIỆP – TẬN TÂM

 

Xem thêm >>> Hướng dẫn Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 2021

——————–

Tòa nhà Luật Nguyễn Số 1 Cộng Hòa 3 Tân Thành Tân Phú TPHCM.
ĐT bộ phận thư ký cố định không đổi số điện thoại : 0937 005 771 – 0913 222 771 – 0977 305 966.

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on telegram
Share on pinterest
Share on skype

Bạn có thể quan tâm

Scroll to Top