Khi triển khai hoá đơn điện tử, khá nhiều đơn vị, doanh nghiệp lúng túng trong việc xuất hoá đơn điện tử như thế nào trong quá trình làm thủ tục kê khai hàng hoá ở Hải Quan.
Quy định về hóa đơn điện tử cho hàng hóa xuất khẩu
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
Theo Thông tư 39/2018/TT-BTC của BTC thì hồ sơ trình hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
- Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định.
- Hợp đồng mua bán (sale contract)
- Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán (INVOICE)
- Bảng kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu (packing list)
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành
- Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư (nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên);
- Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu
Cũng Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì việc xuất hoá đơn điện tử sau khi thông quan xong để ghi nhận doanh thu theo luật thuế, còn cung đường nội địa từ kho ra cảng dùng phiếu xuất kho điều chuyển (đã đăng ký thuế) để giải trình khi được cơ quan ban ngành kiểm tra đi đường.
Cho nên:
Thời điểm xuất invoice là 1 ngày (theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực kế toán) và thời điểm xuất hoá đơn điện tử là 1 ngày . -> Thời điểm phát hành 2 hoá đơn này là khác nhau.
Quý Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm Công văn 2054/TCHQ-GSQL ngày 03/06/2022 về việc sử dụng hóa đơn điện tử cho hàng hóa xuất khẩu như sau:
Quy định về hóa đơn trong bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu
Theo thông lệ quốc tế khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thương mại để làm thủ tục hải quan và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Hóa đơn thương mại được lập và sử dụng căn cứ vào quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 600 và đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nội dung theo thông lệ quốc tế.
Theo quy định tại Điều 24 Luật Hải quan và quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính thì hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán, không quy định phải phát hành thêm hóa đơn GTGT điện tử để làm thủ tục xuất khẩu
Thời điểm phát hành hóa đơn điện tử đối với hàng xuất khẩu
Theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ thì cơ sở lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa xuất khẩu là sau khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu và sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu đối với người khai hải quan kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
Theo quy định trên thì thời điểm phát hành hóa đơn GTGT đối với hàng xuất khẩu là sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu. Do đó, tại thời điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu người khai hải quan chưa thể phát hành hóa đơn GTGT để nộp trong bộ hồ sơ hải quan.
Như vậy, việc lập hóa đơn điện tử là thực hiện theo pháp luật Việt Nam còn hóa đơn trong thương mại quốc tế thực hiện theo thông lệ quốc tế. Thời điểm phát hành 02 loại hóa đơn này là khác nhau: hóa đơn thương mại phát hành trước khi làm thủ tục hải quan còn hóa đơn điện tử phát hành sau. Do vậy, Tổng cục Hải quan không thể hướng dẫn người khai hải quan nộp hóa đơn GTGT điện tử trong bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu để làm thủ tục hải quan.
Bạn đọc xem toàn bộ Công văn 2054 ở đây
Xem thêm >>>
Chính thức bỏ hóa đơn giấy từ 1/7/2022
Danh sách các tờ khai phải nộp cập nhật mới nhất
—————–
Ban truyền thông Luật Nguyễn