Thẻ ATM mẫu cũ sẽ bị vô hiệu hóa sau 31/12/2021

Thẻ ATM mẫu cũ sẽ bị vô hiệu hóa sau 31/12/2021

Theo lộ trình chuyển đổi sang thẻ chip, ngân hàng sẽ ngừng hỗ trợ với thẻ ATM công nghệ từ. Thẻ ATM mẫu cũ sẽ bị vô hiệu hóa sau 31/12/2021 tại tất cả điểm giao dịch trên toàn quốc.

the-atm-tu-se-bi-khai-tu-sau-ngay-31-12-2021
Thẻ ATM mẫu cũ sẽ bị vô hiệu hóa sau 31/12/2021 (Hình minh họa)

Thẻ ATM mẫu cũ sẽ bị vô hiệu hóa sau 31/12/2021

Các thẻ ATM từ sẽ bị vô hiệu hóa sau 31/12/2021

Cụ thể, theo lộ trình đề ra tại Thông tư 41/TT-NHNN của NHNN ban hành ngày 28/12/2018 và Thông tư 22/2020/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2016/TT-NHNN: “đến ngày 31/12/2021 toàn bộ thẻ thanh toán đang lưu hành của các tổ chức phát hành thẻ Việt Nam sẽ phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở của thẻ chip nội địa”.

Bởi vậy từ 31/3/2021, các ngân hàng đã chấm dứt việc phát hành thẻ từ. Song song với đó, các ngân hàng cũng đang chạy đua nước rút chuyển đổi sang thẻ chip nội địa nhằm bảo đảm thực hiện đúng lộ trình.

Phân biệt thẻ từ với thẻ chip

Thẻ từ

Thẻ từ là thẻ có chứa dải băng từ với nhiệm vụ lưu trữ thông tin đã được mã hóa của khách hàng. Dữ liệu trên thẻ từ được lưu trữ cố định trên dải từ (mặt sau thẻ) và chỉ được mã hóa một lần, vì vậy dễ dẫn đến rủi ro đánh cắp thông tin thẻ và gian lận giao dịch.

Thẻ chip

Thẻ chip còn được gọi là “thẻ thông minh”. Thẻ gắn chip mới vẫn có kích thước giống như thẻ cũ là chiều dài: 85.60mm X chiều rộng: 53.98mm. Thẻ có gắn một vi mạch trên bề mặt thẻ, và đây là điểm khác biệt cơ bản giữa thẻ chip và thẻ băng từ. Đối với thẻ chip, dữ liệu giao dịch gồm dữ liệu được lưu cố định tại chip (mặt trước thẻ) và mật mã giao dịch thay đổi theo mỗi giao dịch. Cụ thể, mỗi khi thẻ chip được dùng để thanh toán thì chip sẽ tạo ra một mã giao dịch độc nhất và không bao giờ lặp lại. Trong trường hợp thẻ của khách hàng bị đánh cắp thông tin từ một cửa hàng nào đó, chiếc thẻ giả sẽ không bao giờ hoạt động vì mã giao dịch bị trộm sẽ không dùng lại được, chiếc thẻ đó sẽ bị từ chối. Đặc biệt, thẻ chip có thể tích hợp các ứng dụng dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt với ngành khác như giao thông, bảo hiểm, y tế, giáo dục và dịch vụ công…

2 cách phổ biến để đổi thẻ từ sang thẻ chip

Đổi thẻ trực tiếp

Khách hàng chỉ cần mang CMT/ Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân còn hiệu lực đến điểm giao dịch của ngân hàng và đề nghị chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip.

Sử dụng ứng dụng số

Khách hàng có thể truy cập vào ứng dụng ngân hàng số, internet banking, mobile banking để thực hiện và nhận thẻ tại nhà hoặc tại điểm giao dịch của ngân hàng.

📡 🏧 Chẳng hạn tại TPBank khách hàng có thể đổi thẻ từ lấy thẻ chip tại các LiveBank 24/7 và nhận thẻ chỉ trong vài phút. Theo đó, khách hàng vào mục “Quản lý thẻ” tại màn hình chính trên App và chọn “Khoá thẻ”, sau đó chọn “Phát hành lại thẻ” và lựa chọn “Nhận thẻ tại LiveBank”, nhập mã xác thực và hoàn tất.

💮💮 Để thúc đẩy khách hàng đổi thẻ từ sang thẻ chip, đa số ngân hàng đều miễn phí cho dịch vụ này thời gian qua và hiện nhiều ngân hàng vẫn đang miễn phí.

✳ Chẳng hạn tại NamABank, ngân hàng miễn phí hoàn toàn chuyển đổi thẻ từ sang thẻ VIP từ nay đến hết 31/12/2021.

✳ Một số ngân hàng đã dừng chương trình khuyến mãi,

✳ PVComBank chỉ áp dụng miễn phí đến 30/9/2021,

✳ Agribank và Kielongbank đến 15/11/2021,…

Sau thời gian miễn phí, khách hàng sẽ thực hiện đổi thẻ từ sang thẻ chip với mức phí tương tự mức phí đổi thẻ thông thường, và tuỳ theo quy định của từng ngân hàng phổ biến nhất là 50.000 đồng/lần.

Như vây, việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip rất có lợi cho người sử dụng, góp phần nâng cao mức độ bảo mật, tốc độ giao dịch, tính an toàn và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

 

——————

Ban truyền thông Luật Nguyễn

 

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on telegram
Share on pinterest
Share on skype

Bạn có thể quan tâm

Scroll to Top