Xây dựng là lĩnh vực bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến kỹ thuật thiết kế và thi công hạ tầng. Vì thế mà các công ty xây dựng đang là nguồn lực quan trọng trong việc kiến thiết và phát triển đất nước. Vậy:
Thủ tục thành lập công ty xây dựng như thế nào và điều kiện để đăng ký thành lập công ty này ra sao?
Một số điều Luật tham khảo thêm:
Khái niệm thành lập công ty xây dựng
Công ty xây dựng là đơn vị, tổ chức có đầy đủ các chức năng, năng lực xây dựng, có thể ký kết trực tiếp hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư, để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình
Điều kiện thành lập công ty xây dựng, thi công xây dựng:
Về vốn:
– Hiện không có quy định và ràng buộc về số vốn đăng ký tối thiểu đối với ngành nghề xây dựng. Nên chỉ cần chuẩn bị vốn thực tế để tiến hành kinh doanh.
– Quy định pháp luật cũng không ràng buộc về vốn điều lệ hoặc yêu cầu chứng minh vốn đăng ký. Bạn có thể chủ động trong việc đăng ký vốn điều lệ.
– Lưu ý: Vốn điều lệ có ảnh hưởng đến mức lệ phí môn bài phải đóng hàng năm như sau:
- Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, mức lệ phí môn bài sẽ là 3 triệu đồng /năm
- Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống, mức lệ phí môn bài sẽ là 2 triệu đồng /năm.
– Quy định pháp luật cũng không ràng buộc và quy định vốn định đối với ngành nghề xây dựng.
Về người thành lập công ty xây dựng
– Là người Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, Không thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tổ chức, cá nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước;…
- Là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; chấp hành hình phạt tù; đang trong thời gian bị cấm hành nghề kinh doanh,…
Về chứng chỉ hành nghề khi thành lập công ty xây dựng
Nếu doanh nghiệp hoạt trong các lĩnh vực kinh doanh sau bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:
- Khảo sát xây dựng
- Lập quy hoạch xây dựng
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
- Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng
- Tư vấn quản lý dự án
- Thi công xây dựng công trình
- Giám sát thi công xây dựng
- Kiểm định xây dựng;
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Lưu ý: Để hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn ngành, nghề kinh doanh phù hợp.
Một số Danh mục ngành nghề kinh doanh bạn có thể tham khảo thêm khi thành lập công ty xây dựng:
Các mã ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng như:
- Xây dựng công trình đường sắt
- Xây dựng công trình đường bộ
- Xây dựng công trình điện
- Xây dựng công trình cấp, thoát nước
- Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc
- Xây dựng công trình công ích khác
- Xây dựng công trình thủy
- Xây dựng công trình khai khoáng
- Xây dựng công trình chế biến, chế tạo
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
Các mã ngành hoạt động Xây dựng chuyên dụng như:
- Phá dỡ
- Chuẩn bị mặt bằng
- Lắp đặt hệ thống điện
- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí
- Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
- Hoàn thiện công trình xây dựng
- Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
Mã ngành đăng ký thành lập công ty tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng như:
Mã ngành 7110: Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
Chi tiết:
- Hoạt động kiến trúc;
- Hoạt động đo đạc và bản đồ;
- Hoạt động thăm dò địa chất, nguồn nước;
- Hoạt động tư vấn kỹ thuật có liên quan khác.
Các mã ngành kinh doanh có điều kiện đối với lĩnh vực xây dựng như:
- Quản lý, vận hành nhà chung cư
- Tư vấn lập quy hoạch đô thị do tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện
- Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Khảo sát xây dựng
- Tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ quản lý, vận hành cơ sở hỏa táng
- Lập thiết kế quy hoạch xây dựng
- Thi công xây dựng công trình
- Hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Kiểm định chất lượng công trình xây dựng
- Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
Quy trình thành lập công ty xây dựng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Những thông tin cần thiết để soạn thảo hồ sơ thành lập gồm:
- Tên doanh nghiệp: tên Tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm loại hình doanh nghiệp + tên riêng.
- Dựa vào nhu cầu kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, thông tin về các loại hình doanh nghiệp và tra cứu tên tránh trường hợp trùng tên, gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
- Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp: Doanh nghiệp lưu ý trụ sở doanh nghiệp không được là nhà chung cư và nhà tập thể.
- Thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập : Doanh nghiệp nêu rõ tỷ lệ góp vốn kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân như: chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực;
- Người đại diện theo pháp luật: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Doanh nghiệp có thể tham khảo tra cứu và lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho phù hợp tại Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty xây dựng bao gồm
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
- Bản sao các giấy tờ:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty, thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty, thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
- Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);
- Giấy ủy quyền cho Văn phòng luật sư Luật Nguyễn.
Sau khi nhận được thông tin khách hàng cung cấp Luật Nguyễn sẽ soạn hồ sơ và gửi khách hàng ký hồ sơ. Luật Nguyễn sẽ thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh cho đến khi có được đăng kinh doanh cho quý khách hàng.
Bước 3: Khắc dấu của doanh nghiệp
Trong vòng 03 ngày kể từ ngày công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Luật Nguyễn sẽ khắc dấu pháp nhân cho Quý công ty.
Thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty xây dựng
– Đăng ký mẫu dấu và thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia;
– Công bố thành lập trên cổng thông tin quốc gia.
– Treo biển tại trụ sở công ty.
– Làm thủ tục khai thuế ban đầu lên cơ quan thuế.
Hồ sơ bao gồm:
1. Tờ khai thuế môn bài ( Hạn nộp ngày cuối cùng của tháng thành lập theo giấy phép Đăng ký kinh doanh).
2. Mẫu 06/GTGT về việc đăng ký phương pháp khấu trừ.
3. Đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định.
4. Công văn đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử (mẫu 01 theo TT78)
5. Công văn đăng ký hình thức ghi sổ( tùy từng quận/ huyện sẽ nhận hay không)
6. Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên sở kế hoạch đầu tư.
7. Doanh nghiệp đăng ký chữ ký số khai thuế qua mạng.
8. Nộp tiền thuế môn bài thông qua tài khoản ngân hàng và chữ ký số.
Trên đây là một số thông tin về thủ tục, điều kiện thành lập công ty xây dựng mà bạn có thể tham khảo khi cần thiết.
——————
Ban truyền thông Luật Nguyễn