Trình tự thủ tục và tuyên bố phá sản

Trình tự thủ tục và tuyên bố phá sản

Dưới sức ép của đại dịch toàn cầu – covid 19, không chỉ gây ra thiệt hại cho tính mạng hàng ngàn người dân mà còn là nguyên nhân làm tê liệt nền kinh tế thế giới trong một khoảng thời gian dài. Và Việt Nam cũng không tránh khỏi số phận đó, trong quý 3, năm 2021, do đại dịch bùng mạnh, nhất là khu vực miền nam – TP.HCM – đầu tàu kinh tế cả nước, làm cho hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp điêu đứng, đóng băng giữa các chỉ thị, lệnh giãn cách, phong tỏa từ Chính phủ. Từ đó, dẫn đến việc các doanh nghiệp không thể hoạt động kéo đến tình trạng tạm ngưng hoạt động, giải thể, thậm chí là phá sản. Theo thống kê Qúy 3/2021, có đến hơn 10.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể (thống kê từ Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp)

phan-biet-giai-the-va-pha-san-doanh-nghiep
Phân biệt giải thể và phá sản doanh nghiệp. (Hình minh họa)

Trình tự thủ tục và tuyên bố phá sản

Căn cứ pháp lý

Phân biệt giải thể và phá sản

Thông thường, người ta hay dễ nhầm lẫn hoặc đánh đồng giữa việc giải thể và phá sản là như nhau vì chúng đều dẫn đến một hậu quả pháp lý là chấm dứt hoạt động và sự tồn tại của chủ thể đó. Tuy nhiên, trên phương diện phân tích pháp luật, giải thểphá sản là hai phương thức tách biệt và có nhiều điểm khác nhau.

Về mặt khái niệm, cụm từ phá sản dưới các quy đinh trong Luật Doanh nghiệp 2020 có thể được hiểu là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp đó hoặc cơ quan có thẩm quyền. Về phá sản, Căn cứ theo khoản 2, Điều 4, Luật Phá sản 2014 quy định phá sản là việc doanh nghiệp, hợp tác xã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Như vậy có thể thấy, giải thể và phá sản trên lý thuyết đã có sự đối lập về mặt ý chí trong việc chấm dứt sự tồn tại của chủ thể. Do đó, có thể thấy từ mặt đối lập trên khái niệm sẽ phát sinh ra nhiều tiêu chí khác nhau. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài phân tích cùng Luật Nguyễn nhé.

Giống nhau:

– Điều chấm dứt sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp

– Diễn ra quá trình phân chia tài sản tồn tại của doanh nghiệp

– Phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản (thuế, nợ, quyền lợi người lao động,…)

Khác nhau:

Tiêu chí Giải thể Phá sản
Nguyên nhân a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

(căn cứ khoản 1, Điều 207, Luật Doanh nghiệp 2020)

Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ, tức là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn thanh toán.
Tính chất Thủ tục hành chính, do Doanh nghiệp (“DN”) tự quyết định giải thể hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép DN trên được thành lập quyết định giải thể Là thủ tục tư pháp, tiến hành tại Tòa án, tiến hành theo những trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Phá sản 2014
Điều kiện Điều kiện để doanh nghiệp được phép giải thể đó là khi doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp; các chủ nợ sẽ được thanh toán đầy đủ các khoản nợ theo thứ tự pháp luật quy định. Các chủ nợ sẽ được thanh toán các khoản nợ theo thứ tự luật định trên cơ sở số tài sản còn lại của doanh nghiệp, trừ trường hợp đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh. Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ; phần nợ còn thiếu thì các chủ nợ phải chịu rủi ro. Như vậy, doanh nghiệp bị phá sản có thể thanh toán hết hoặc không thanh toán hết các khoản nợ cho các chủ nợ.
Cơ quan thẩm quyền Quyết định của doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền  

Quyết định của Tòa án, tiến hành tại Tòa Án

Xử lý quan hệ tài sản Trực tiếp tiến hành Thông qua tổ chức trung gian
Hậu quả pháp lý

 

Chấm dứt hoạt động, xóa thông tin doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh Tuyên bố phá sản, chấm dứt hoạt động, xóa thông tin doanh nghiệp

Tuy nhiên, Doanh nghiệp bị phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như có người mua lại toàn bộ doanh nghiệp.

Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp Không bị hạn chế quyền tự do kinh doanh Bị hạn chế quyền tự do kinh doanh

(cấm kinh doanh trong một thời gian nhất định)

Hồ sơ, thủ tục Về hồ sơ, thủ tục giữa giải thể và phá sản là hai trình tự khác biệt. Mời quý bạn đọc theo dõi thông tin về trình tự thủ tục bên dưới.

Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp (dẫn link bài cũ)

> Bạn  đọc Xem thêm ở đây : Những lưu ý quan trọng khi quyết toán hay giải thể doanh nghiệp

Trình tự, thủ tục tuyên bố phá sản

Cơ quan có thẩm quyền và đơn vị tiếp nhận đơn yêu cầu tuyên bố phá sản.

Cơ quan có thẩm quyền:

Theo Điều 8, Luật Phá sản 2014, quy định thẩm quyền tuyên bố phá sản thuộc Tòa án nhân dân.

 Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh / thành phố và thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
  • Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

(Về tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài và về tính chất phức tạp của vụ việc được hướng dẫn tại Điều 2, Điều 3 Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐTP ngày 26/8/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật phá sản năm 2014.

Đơn vị tiếp nhận:

  • Tổ hành chính, tư pháp thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh,
  • Các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh.

Chủ thể yêu cầu tuyên bố phá sản:

Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Luật phá sản 2014, có thể chia thành 02 nhóm chủ thể có quyền và nghĩa vụ yêu càu tuyên bố phá sản.

Chủ thể có quyền (chủ động)

  • Chủ nợ (không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần);
  • Người lao động, công đoàn;
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỉ lệ khác do Điều lệ công ty quy định đối với doanh nghiệp thuộc loại hình Công ty cổ phần;
  • Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện pháp luật của hợp tác xã là thành viên của liên hiệp hợp tác xã.

Chủ thể có nghĩa vụ (bị động)

  • Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Điều kiện yêu cầu tuyên bố phá sản

Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, tức không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán (Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014)

Hồ sơ tuyên bố phá sản

📌 a. Đối với chủ thể yêu cầu là chủ nợ (căn cứ Điều 26, Luật Phá sản 2014)

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:

    ❂ Ngày, tháng, năm;

    ❂ Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;

    ❂ Tên, địa chỉ của người làm đơn;

    ❂ Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;

    ❂ Khoản nợ đến hạn.

Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.

Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

📌 b. Đối với chủ thể yêu cầu là người lao động, đại diện công đoàn (Căn cứ Điều 27, Luật Phá sản 2014)

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:

    Ngày, tháng, năm;

    Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;

    Tên, địa chỉ của người làm đơn;

    Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;

    Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả cho người lao động.

Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn.

Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Kể từ ngày nộp đơn, người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ theo quy định của Luật phá sản.

📌 c. Đối với người nộp đơn là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán (Điều 28, Luật phá sản 2014)

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:

    Ngày, tháng, năm;

    Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;

    Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    Tên, địa chỉ của người làm đơn;

    Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải kèm theo các giấy tờ, tài liệu sau:

    Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ thời gian hoạt động;

    Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp, hợp tác xã mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;

    Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    ❂ Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;

    ❂ Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã;

    Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).

Trường hợp có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

📌 d. Đối với chủ thể yêu cầu là cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã (Căn cứ Điều 29, Luật Phá sản 2014)

  • Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, cổ đông hoặc nhóm cổ đông của công ty cổ phần, thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 5 của Luật phá sản năm 2014 phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
  • Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có đầy đủ các nội dung và gửi kèm các tài liệu (nếu có) theo quy định tại mục III.

Trình tự nộp hồ sơ yêu cầu tuyên bố phá sản

✪ Bước 1:

Người có quyền, nghĩa vụ chuẩn bị đơn yêu cầu tuyên bố phá sản và những tài liệu, giấy tờ liên quan đến các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.

Bước 2:

Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.

*Phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: Nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện đến tòa án nhân dân. Ngày nộp đơn được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi. (Điều 30 Luật Phá sản 2014)

Bước 3:

Tòa án nhận đơn yêu cầu và thụ lý yêu cầu phá sản đối với doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ. Sau khi nhận đơn yêu cầu, Tòa án sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và tiến hành thông báo cho người yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí (nếu có); hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ; hoặc chuyển đơn đến tòa án khác có thẩm quyền; hoặc trả lại đơn. (Điều 32 Luật Phá sản 2014)

Tòa án nhân dân tiến hành thụ lý đơn khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản, trường hợp được miễn thì thời điểm thụ lý tính từ ngày Tòa án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. (Điều 39 Luật Phá sản 2014)

Bước 4:

Tòa án nhân dân ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và gửi quyết định cho các bên liên quan. Trong quá trình đó, Tòa án sẽ tiến hành các biện pháp nhằm bảo toàn tài sản doanh nghiệp. (Điều 42 Luật Phá sản 2014)

Người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.

Bước 5:

Tòa án tiến hành triệu tập hội nghị chủ nợ trong vòng 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản hoặc ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ tùy điều kiện nào đến sau.

Hội nghị chủ nợ chỉ được tiến hành khi có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ. Trường hợp không đáp ứng điều kiện hợp lệ, Tòa án triệu tập Hội nghị chủ nợ lần 2.

Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra nghị quyết đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản; hoặc đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh; hoặc đề nghị tuyên bố phả sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Bước 6:

Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã khi:

  • Hội nghị chủ nợ triệu tập lần 2 nhưng không đủ điều kiện tiến hành hoặc hội nghị chủ nợ không thể thông qua nghị quyết: trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp hội nghị chủ nợ
  • Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết trong đó đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp: trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết của hội nghị chủ nợ.

(Điều 106, Điều 107 Luật Phá sản 2014)

Bước 7:

Thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phán sản, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm ra quyết định thi hành và phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

Lệ phí

– Mức lệ phí phá sản được quy định hiện nay là 1.500.000 VNĐ. Tiền tạm ứng chi phí phá sản sẽ do tòa án nhân dân quyết định dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp và sẽ được thông báo sau khi nộp đơn yêu cầu phá sản.

Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố phá sản

Tòa án tuyên bố phá sản, chấm dứt hoạt động, xóa thông tin doanh nghiệp Tuy nhiên, Doanh nghiệp bị phá sản vẫn có thể tiếp tục hoạt động nếu như có người mua lại toàn bộ doanh nghiệp.

 

——————-

Ban truyền thông Luật Nguyễn

 

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on telegram
Share on pinterest
Share on skype

Bạn có thể quan tâm

Scroll to Top