Ngày ký và ngày lập HĐĐT khác nhau thì hóa đơn đó có hợp lệ không?

Ngày ký và ngày lập HĐĐT khác nhau thì hóa đơn đó có hợp lệ không?

Đây là nội dung nhiều tranh cãi xung quanh câu chuyện ngày lập hóa đơn điện tử (HĐĐT) và ngày ký hóa đơn hầu như vẫn chưa đến hồi kết thúc. Các ý kiến đều dẫn giải các điều khoản trong các nghị định để bảo vệ cho quan điểm của mình. Vậy:

ngay-ky-va-ngay-lap-hddt-khac-nhau-thi-hoa-don-do-co-hop-le-khong
(Hình minh họa)

Ngày ký và ngày lập HĐĐT khác nhau thì hóa đơn đó có hợp lệ không?

Thời điểm lập hóa đơn:

Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 123/2020?NĐ-CP và được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.

Thời điểm ký số trên HĐĐT:

Tại Khoản 9, Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có nêu:

“Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn”.

->>> Theo quy định trên, có thể hiểu rằng hóa đơn có ngày hóa đơn khác với ngày ký số thì hóa đơn đó vẫn hợp lệ.

Mức xử phạt vi phạm hành chính về chậm chuyển hoặc không chuyển dữ liệu hóa đơn 

Theo Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm về chuyển dữ liệu HĐĐT có đưa ra các mức xử phạt vi phạm hành chính nếu doanh nghiệp chậm chuyển hoặc không chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế.

Vi phạm Quá hạn Mức phạt

Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho Cơ quan thuế quá hạn

01-05 ngày làm việc 02-05 triệu đồng
06-10 ngày làm việc 05-08 triệu đồng
Từ 11 ngày làm việc trở lên 10-20 triệu đồng
Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ 05-08 triệu đồng
Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho Cơ quan thuế theo thời hạn quy định 10-20 triệu đồng

Như vậy, theo quy định này:

  • Nếu căn cứ vào Ngày hóa đơn để tính chuyển dữ liệu chậm thì đối với các hóa đơn xuất lùi ngày sẽ bị tính chậm từ 1 đến nhiều ngày (tùy thuộc vào số ngày xuất lùi).
  • Nếu căn cứ vào Ngày ký số để tính chuyển chậm thì rủi ro sẽ thấp hơn rất nhiều.

Ngày ký và ngày lập HĐĐT khác nhau thì hóa đơn đó vẫn hợp lệ

Đối chiếu với Khoản 9, Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì:

  1. Hóa đơn có Ngày hóa đơn khác với Ngày ký số thì hóa đơn vẫn hợp lệ;
  2. Bên cạnh đó, còn phải xét thêm về việc doanh nghiệp sử dụng hóa đơn có mã hay không có mã của Cơ quan thuế. Vì:

Trường hợp sử dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế thì hầu như không có rủi ro hoặc rủi ro rất thấp về việc chuyển dữ liệu chậm.(Hóa đơn có mã của cơ quan thuế thì khi muốn chuyển dữ liệu đến hệ thống của cơ quan thuế để được cấp mã hóa đơn thì doanh nghiệp phải ký số thành công, dữ liệu hợp lệ thì hệ thống cấp mã hóa đơn của cơ quan thuế mới cấp mã cho tờ hóa đơn).

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế sẽ có rủi ro chuyển dữ liệu chậm đến cơ quan thuế cao hơn.

cong-van-1586-2023-phan-hoi-ve-viec-khai-thue-gtgt

Hơn nữa, theo Công văn số 1586/TCT-CS của Tổng Cục Thuế ngày 04 tháng 05 năm 2023 phản hồi về việc Khai thuế GTGT đối với HĐĐT có ngày lậpngày ký khác nhau thì các doanh nghiệp có thể yên tâm rằng:

  • 1. Hóa đơn có ngày hóa đơn khác với ngày ký số hóa đơn vẫn được xác định là hóa đơn hợp lệ.
  • 2. Về việc kê khai hóa đơn:

+ Người bán thực hiện kê khai nộp thuế GTGT theo thời điểm lập hóa đơn;

+ Người mua thực hiện kê khai thuế tại thời điểm nhận hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

 

Xem thêm >>> Các tin tức khác

————–

Ban truyền thông Luật Nguyễn

 

 

 

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on telegram
Share on pinterest
Share on skype

Bạn có thể quan tâm

Scroll to Top