Những thủ đoạn lừa đảo phổ biến nhất của môi giới BĐS

Những thủ đoạn lừa đảo phổ biến nhất của môi giới BĐS

Môi giới nhà đất là một trong những dịch vụ không còn xa lạ gì với những người có nhu cầu mua bán nhà đất. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận “cò nhà đất” làm việc không có tâm và khiến cho nhiều người đang cảm thấy hoang mang vì bị lừa. Bằng loạt thủ đoạn, chiêu trò tinh vi từ “vẽ” dự án ma, đánh tráo, làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ), tự nhận là nhà phân phối dự án căn hộ của “ông lớn” BĐS, bán đất dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng đến lập văn phòng công chứng “ảo”,… Vậy những thủ đoạn ấy là gì, hãy cùng tìm hiểu để tránh ngay nhé.

Những thủ đoạn lừa đảo phổ biến nhất của môi giới BĐS

Lập phòng công chứng giả để lừa bán đất

lap-phong-cong-chung-gia-de-lua-ban-dat

Công an Đồng Nai cho biết đã bắt khẩn cấp Hoàng Thị Kiều Trang cùng hai đồng phạm về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan tổ chức” mở văn phòng công chứng giả để lừa đảo người mua đất, chiếm đoạt 4 tỉ đồng.

Theo đó, Kiều Trang tìm thông tin liên quan đến thửa đất 205 tại phường Thống Nhất (TP Biên Hòa) và thuê người làm giả Giấy CNQSDĐ cùng 1 giấy CMND giả , 1 sổ Hộ khẩu giả mang tên người khác rồi dán hình của mình lên CMND giả.

Sau đó, Trang cầm CMND giả ra một chi nhánh ngân hàng tại TP Biên Hòa để mở tài khoản. Đồng thời Trang cùng đồng bọn thuê nhà mở văn phòng công chứng giả. Bên cạnh đó các đối tượng tìm người có nhu cầu mua đất và cung cấp những thông tin liên quan về thửa đất, giá cả.

Khi có khách quan tâm mảnh đất và đồng ý mua với giá 4 tỉ đồng. Lúc này, Trang và đồng phạm dẫn khách đến văn phòng công chứng giả đã mở trước đó để ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đóng mộc giả, ký giả tên công chứng viên để xác thực…

Sau khi nhận 4 tỉ đồng tiền mua đất, Kiều Trang tiêu hủy toàn bộ hồ sơ, giấy tờ giả liên quan rồi cùng nhau bỏ trốn.

Bán một thửa đất cho nhiều người

Mới đây, Công an Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã bắt giữ Nguyễn Thị Trinh (53 tuổi) để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Trinh làm hợp đồng chuyển nhượng 2 thửa đất rộng hơn 400m2 cho một người với giá 200 triệu đồng, hai bên đã tiến hành giao nhận tiền và giấy CNQSDĐ. Sau đó Trinh liên hệ mượn lại 2 người này giấy CNQSDĐ trên, rồi làm thủ tục bán lại cho 2 người khác với giá 400 triệu đồng.
Cũng với thủ đoạn này, Trinh dùng một thửa đát rộng hơn 540m2 để bán cho nhiều người khác với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng.

Giả làm nhà phân phối căn hộ của dự án lớn để lừa tiền đặt cọc

gia-lam-nha-phan-phoi-ccan-ho-ua-du-an-lon-de-lua-tien-coc

Công an TP Hà Nội đã khởi tố Nguyễn Thị Lê Mai (1976) và Ngô Lệ Thúy (1975) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Mai soạn thảo sẵn hợp đồng đặt cọc mua bán các suất căn hộ “ngoại giao” có nội dung thể hiện công ty Catimex do Thúy làm Giám đốc là nhà phân phối chính thức của một tập đoàn BĐS lớn.

Khi anh C đầu tư 3 tỷ đồng đặt cọc 10 căn hộ dự án, Mai và Thúy thông báo số căn hộ anh C đầu tư đã có khách mua rồi chuyền ngay 3 tỷ đồng tiền gốc cho anh C để lấy lòng tin và nói tiền lãi sẽ trả sau. Nhờ đó mà anh C tin tưởng 2 đối tượng tổng cộng 87 tỷ đồng.

Lúc phát hiện mình bị lừa, anh C yêu cầu Mai hoàn trả lại tiền, tuy nhiên, hai đối tượng mới trả lại cho nạn nhân 18,9 tỷ đồng

Bán đât dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng

ban-dat-du-an-chua-du-dieu-kien-chuyen-nhuong

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có quyết định truy nã đối với Nguyễn Thị Thu Hà (42 tuổi, Giám đốc Cty TNHH Thu Hà) liên quan đến vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại dự án “khu dân cư số 1 Tây Nam”, thị trấn Long Điền, huyện Long Điền do Công ty CP phát triển nhà Ô Cấp làm chủ đầu tư.

Hà ủy quyền, khoán việc, viết giấy chuyển nhượng QSDĐ tại dự án khu dân cư số 1 Tây Nam (thị trấn Long Điền, huyện Long Điền) do công ty phát triển nhà Ô Cấp làm chủ đầu tư dù dự án này chưa được phép giao dịch cho một số môi giới BĐS.

Sau đó các môi giới đổi tên dự án thành Long Hải Golden Sea, đưa ra các thông tin không đúng sự thật về pháp lý dự án rồi rao bán. Khi có ông Th (Đồng Nai) ký hợp đồng mua 10 nền đất với giá hơn 6,5 tỷ đồng, nhóm này bắt ông Th đặt cọc 1 tỷ đồng và cam kết trong vòng 120 ngày sẽ có giấy CNQSDĐ dù dự án chưa xây dựng xong hạ tầng.

Khi ông Th phát hiện mọi chuyện, yêu cầu trả tiền đặt cọc, nhóm này cho rằng ông Th vi phạm thỏa thuận hợp đồng đặt cọc nên đã chiếm đoạt số tiền đặt cọc. Sau đó, các đối tượng tiếp tục bán 10 nền đất đã bán cho ông Th trước đó và các nền đất khác của dự án cho nhiều người khác, chiếm đoạt hơn 7,6 tỷ đồng.

Vẽ dự án ma, chiếm đoạt gần 260 tỷ đồng

ve-du-an-ma-chiem-doat-gan-260-ty-dong

Đại diện Viện KSND TP.HCM cho biết, đơn vị đã hoàn tất cáo trạng truy tố nhóm người đã sử dụng pháp nhân Công ty TNHH Đất Vàng Hoàng Gia và Công ty TNHH Hoàng Kim Land về tội lừa đảo liên quan đến lĩnh vực bất động sản và chiếm đoạt gần 260 tỷ đồng.

Cụ thể, các đối tượng tìm mua đất ở, đất trồng cây lâu năm, rồi thỏa thuận việc mua bán và thanh toán một phần tiền cho chủ đất ( chưa sang tên, không làm hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất). Sau đó các đối tượng thuê kiến trúc sư thiết kế các thửa đất thành dự án đất ở đô thị có bản vẽ 1/500 hoàn chỉnh, có đầy đủ cơ sở hạ tầng,… Rồi bán đất dưới dạng đất dự án thông qua hợp đồng đặt cọc, hợp đồng góp vốn,… để thu tiền rồi chiếm đoạt tổng cộng gần 260 tỷ đồng của người mua đất

Giả vờ mua đất để đánh tráo sổ đỏ

gia-vo-mua-dat-de-danh-trao-so-do

Công an TP Cần Thơ cho biết vừa phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) bắt giữ, khởi tố bị can đối Lưu Hoàng Hải (49 tuổi, ngụ TP.HCM) cùng 4 người khác để điều tra tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trong đó, Hải được xác định là kẻ chủ mưu.

Theo công an, nhóm này chuyên tìm số điện thoại của những người tại nhiều tỉnh, thành khắp miền Tây đang cần bán đất, bán nhà qua nhiều kênh thông tin khác nhau để xin giấy chứng nhận quyền sử dụng photocopy rồi mang đi làm giả.

Sau đó, nhóm này liên hệ lại chủ đất để xem vị trí thửa đất, nhà và giấy tờ bản chính để đặt cọc. Lợi dụng chủ đất mất cảnh giác, nhóm người này đánh tráo giấy giả để lấy giấy thật.

Thuê người đóng giả chủ đất, làm giả giấy tờ tùy thân của chủ đất như CMND, sổ hộ khẩu và giấy đăng ký kết hôn… để ủy quyền, chuyển nhượng, cầm cố cho người khác với giá rẻ, chiếm đoạt hơn 15 tỷ đồng.

Lời khuyên cho người mua BĐS

Qua những vụ việc nêu trên, cơ quan công an cảnh báo người dân:

  • Cần nâng cao ý thức cảnh giác, không ham lợi với những thừa đất được rao bán với giá rẻ hơn bình thường.
  • Tìm hiểu kỹ sản phẩm: (Thông tin dự án, vị trí dự án, thông tin chủ đầu tư, pháp lý dự án, phương thức thanh toán,..)
  • Đừng vội vàng: Đừng thấy các dự án “hot” mà vội vàng bỏ tiền mua ngay, hãy dành thời gian tìm hiểu và suy nghĩ thật kĩ.
  • Khi thực hiện mua bán, sang nhượng giấy tờ, cần đến cơ quan công chứng nhà nước hoặc phòng công chứng có uy tín, tuyệt đối không đến những phòng công chứng chưa được nhiều người biết đến.
  • Chủ động tra cứu hoặc nhờ cơ quan chức năng tra cứu thông tin về thời hạn sử dụng đất định mua, xem có thuộc quy hoạch, thế chấp hoặc tranh chấp hay không, các thông tin pháp lý của sổ đỏ và dự án trước khi quyết định giao dịch.

 

Xem thêm >>> Người dân sẽ đổ tiền mua đất vì lo ngại lạm phát sau dịch?

————–

Theo Lộc Liên/tienphong.vn

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on telegram
Share on pinterest
Share on skype

Bạn có thể quan tâm

Scroll to Top