Trường hợp chủ nợ đăng hình ảnh lên mạng xã hội như Facebook, Zalo,… để đòi nợ, bạn cần làm gì? Xử lý như thế nào? Chủ nợ có bị phạt hay không?.. Dưới đây là một số thông tin bạn đọc nên tham khảo thêm

Đăng hình ảnh lên mạng xã hội để đòi nợ, có bị phạt?
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình
Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật dân sự quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:
Quyền đối với hình ảnh cá nhân
- Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
- Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Từ quy định trên, có thể thấy việc các chủ nợ đăng hình ảnh con nợ lên mạng xã hội với mục đích làm ảnh hưởng, gây sức ép để trả nợ thì đây là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền hình ảnh của người vay.
Không chỉ dừng lại tại đây, khi người vay không trả được nợ, chủ nợ còn đòi nợ từ người thân của con nợ. Nên đây cũng là nguyên nhân vì sao nhiều người không vay nợ nhưng vẫn bị đòi nợ. Thậm chí hình ảnh bị phát tán trên không gian mạng với các mục đích như yêu cầu trả nợ thay con nợ, gây sức ép cho người vay,…
Đăng hình ảnh lên mạng xã hội để đòi nợ, có bị phạt?
Người cho vay có thể bị xử phạt hành chính
Theo điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, chủ nợ tự ý đăng ảnh người vay lên mạng xã hội để đòi tiền có thể bị phạt hành chính từ 10 – 20 triệu đồng.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 18 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, trường hợp người nào sửa chữa, ghép ảnh làm sai lệch nội dung của hình ảnh nhằm xâm phạm uy tín, nhân phẩm của cá nhân thì có thể bị phạt từ 30 – 40 triệu đồng
Người cho vay Có thể phải chịu trách nhiệm hình sự
Nếu hành vi đăng ảnh người khác khi chưa được sự đồng ý thì người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo từng hành vi có thể bị truy cứu với tội danh như sau:
- Trường hợp nếu hành vi đăng ảnh người khác lên mạng xã hội đã xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác thì người thực hiện hành vi có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 155 Bộ luật Hình sự.
- Trường hợp nếu làm cho nạn nhân phải tự sát hoặc bị rối loạn tâm thần,…thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 – 05 năm.
Người dân phải làm gì khi bị đăng ảnh lên mạng xã hội để đòi nợ?
Mạc dù việc trả nợ là nghĩa vụ chính của người đi vay, nếu không trả nợ thì người vay cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nhưng không phải vì người vay không trả nợ, mà chủ nợ có thể tự ý dùng hình ảnh của người vay hay người thân, bạn bè của người vay để đăng lên mạng xã hội để đòi nợ, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người vay hoặc người thân, bạn bè của họ. Để bảo vệ cho bản thân trước những hành vi này, người vay có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Làm đơn trình báo công an
- Khởi kiện ra tòa
Chú ý: việc khởi kiện ra tòa án người khởi kiện cần chú ý phải nắm được chính xác các bài đăng liên quan đến mình và phải có hình thức lưu giữ các bài đăng đó vì đây là những bằng chứng, chứng cứ để khởi kiện.
Xem thêm >>> Các tin tức khác
—————
Ban truyền thông Luật Nguyễn