Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Thông tin do bộ phận kế toán cung cấp rất cần thiết cho nhà quản trị, nó giúp họ đưa ra các chiến lược và quyết định kinh doanh. Do đó nếu thông tin kế toán sai lệch sẽ dẫn đến các quyết định của nhà quản trị không phù hợp, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khó khăn.

Trước tiên ta cần hiểu:
Sổ sách kế toán là gì?
Sổ sách kế toán là ghi loại toàn bộ nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã xảy ra trong công ty và ghi theo trình từ thời gian để thuận tiện cho việc đối chiếu và theo dõi. Ngoài ra còn có những loại sổ là để theo dõi chi tiết biến động của 1 loại đối tượng kế toán nào đó.
Ví dụ: Sổ theo dõi thu chi; Sổ theo dõi chi tiết công nợ phải thu của khách hàng A; Sổ theo dõi biến động tăng giảm của hàng tồn kho; Sổ chỉ chuyển theo dõi bán hàng chưa thu tiền; Sổ chuyên theo dõi mua hàng chưa trả tiền
Có những loại sổ sách kế toán nào?
Có những loại sổ sách kế toán như:
- Sổ nhật ký chung;
- Sổ cái theo dõi biến động tăng giảm của 1 đối tượng kế toán;
- Sổ chi tiết theo dõi từng đối tượng;
- Sổ chi tiết theo dõi từng mặt hàng.
Ngoài ra, cũng có vài trường hợp công ty thiết kế sổ nhật ký đặc biệt (Sổ nhật ký thu tiền; Sổ nhật ký chi tiền; Sổ nhật ký bán hàng chưa thu tiền; Sổ nhật ký mua hàng chưa trả tiền)
Vai trò của sổ kế toán
– Sổ kế toán dùng để ghi chép và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ về kinh tế, tài chính phát sinh theo kinh tế và tình hình, trình tự thời gian của doanh nghiệp.
– Sổ kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế tài chính cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, trung thực, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.
– Thông qua những số liệu mà doanh nghiệp có thể thực hiện so sánh các số liệu với nhau để tìm ra nguyên nhân cũng như có cách giải quyết vấn đề tài chính trong doanh nghiệp của mình.
– Sổ kế toán chính là phương tiện vật chất để thực hiện công tác kế toán. Trong quá trình thu nhận và xử lý thông tin về hoạt động kinh doanh của các đơn vị, các chứng từ chỉ phản ánh thông tin rời rạc của từng hoạt động kinh tế riêng biệt chưa có tác dụng đối với công tác quản lý tổng hợp, vì vậy cần tập hợp hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên từng chứng từ vào sổ kế toán để thấy rõ tình hình, kết quả hoạt động, tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp mình.
– Đây được coi là khâu trung gian của toàn bộ công tác kế toán, là bộ phận trung gian để các chứng từ gốc ghi chép rời rạc được tập hợp, phản ánh đầy đủ có hệ thống để phục vụ công tác tính toán, tổng hợp thành các chỉ tiêu kinh tế biểu hiện của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh lên các báo cáo tài chính, các tài liệu cần thiết cho quản lý thường được lấy từ sổ kế toán.
Nhiệm vụ của kế toán
Với chức năng phản ánh và kiểm tra, cung cấp thông tin toàn bộ các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, kế toán có những nhiệm vụ cơ bản như sau:
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) và tình hình sử dụng kinh phí (nếu có) của đơn vị.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch SXKD. Kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi phí tài chính. Các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ;
- Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động SXKD, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật
- Ghi sổ kế toán. Khi có các hoạt động kinh tế phát sinh thì kế toán sẽ tổng hợp, ghi chép lại tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chính xác, trung thực và kịp thời. Dựa vào các ghi chép hằng ngày này, nhân viên kế toán sẽ tổng hợp lại vào mỗi cuối tháng để đưa vào sổ kế toán phù hợp.
- Tổng hợp làm báo cáo, hằng tháng nhân viên kế toán sẽ tổng hợp lại tất cả số liệu từ các sổ kế toán đã ghi chép, lập thành các báo cáo chi tiết, cụ thể để trình lên lãnh đạo công ty, những thông tin về tài chính ấy có giá trị quan trọng trong việc đưa ra quyết định điều chỉnh phù hợp cho các hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ngày một phát triển hơn.
Ý nghĩa của việc theo dõi xuất nhập tồn, lãi, lỗ, công nợ hàng tháng, quý
Kế toán nhận hoá đơn của doanh nghiệp, kế toán làm gì chủ doanh nghiệp không biết được, theo quy định hiện tại, cơ quan thuế cho doanh nghiệp tự khai tự nộp, còn nộp đúng hay sai thì cơ quan thuế không quan tâm, cơ quan thuế để cho Doanh nghiệp cứ nộp, đến khi cơ quan thuế tổng kiểm tra quyết toán 1 lần thì hàng loạt cái sai của doanh nghiệp được liệt kê, và tiền phạt lúc này vài trăm triệu đồng là bình thường. Vậy doanh nghiệp làm gì đề hạn chế đều đó :
- Theo dõi danh mục xuất nhập tồn hàng hoá hàng tháng, yêu cầu kế toán gửi cho doanh nghiệp
- Theo dõi lãi lỗ hàng tháng, kế toán làm sổ xong theo từng tháng thì sẽ có kết quả lãi lỗ theo tháng
- Theo dõi công nợ từng tháng, việc này vô cùng quan trọng, vì hoá đơn từ 20 triệu đồng trở lên mà không thu công nợ đúng quy định ( chuyển khoản) thì hoá đơn đó không được công nhận
Các công ty làm dịch vụ kế toán tại Luật Nguyễn hàng tháng đều nhận được 3 nội dung trên và được quyền yêu cầu kế toán giải thích ý nghĩa, chi tiết của 3 nội dung trên, điện thoại của phòng kế toán 0902 992 771 – số điện thoại công ty không thay đổi – chúng tôi không chịu trách nhiệm nếu liên hệ ngoài số điện thoại trên.
Mọi chi tiết liên hệ Luật sư Oanh – Giám đốc- để được tư vấn thêm 0903 87 87 80 – 0983 777 177.
LUẬT NGUYỄN 22 NĂM KINH NGHIỆM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ – CÓ SEVER LƯU TRỮ DỮ LIỆU XUYÊN SUỐT AN TOÀN CHO DOANH NGHIỆP
Xem thêm