Cách xử lý hóa đơn điện tử khi bị sai sót

Cách xử lý hóa đơn điện tử khi bị sai sót

Kính gửi Quý khách hàng! 

Dưới đây là 4 trường hợp và cách xử lý nhanh hóa đơn điện tử khi bị sai sót, người bán hàng phải thông báo cho cơ quan thuế

cach-xu-ly-hoa-don-dien-tu-khi-bi-sai-sot
Cách xử lý hóa đơn điện tử khi bị sai sót

Cách xử lý hóa đơn điện tử khi bị sai sót

TRƯỜNG HỢP 1: Chưa gửi cho người MUA (nhưng đã được cấp mã):

  • B1: Thông báo cho cơ quan thuế theo MS04 v/v hủy HĐĐT
  • B2: Lập HĐĐT mới gửi cho cơ quan thuế để xin cấp mã mới và CQT hủy hóa đơn đã cấp mã lần trước trên hệ thống
  • B3: Gửi lại HĐ đúng cho người MUA

TRƯỜNG HỢP 2: Đã gửi cho người MUA (Nhưng sai sót thông tin không quan trọng như tên, địa chỉ…)

  • B1: Thông báo cho người MUA về việc HĐ sai sót này
  • B2: Thông báo cho cơ quan thuế theo MS04 v/v sai sót thông tin này
  • B3: Không phải lập lại HĐĐT
  • B4: Gửi cho người MUA kết quả đã thông báo cho cơ thuế về sai sót

TRƯỜNG HỢP 3: Đã gửi cho người MUA (Nhưng sai sót thông tin quan trọng như MST, số tiền, hàng hóa…)

  • B1: Người MUA và người BÁN lập VB ghi rõ nội dung sai sót
  • B2: Thông báo cho cơ quan thuế theo MS04 v/v sai sót thông tin này và CQT hủy hóa đơn đã cấp mã lần trước trên hệ thống
  • B3: Lập lại HĐĐT mới thay thế có dòng chữ ” Thay thế cho HĐ mẫu số… ký hiệu…số…ngày…ngày tháng năm” gửi cho CQT để cấp mã
  • B4: Gửi lại HĐ đúng cho người MUA

TRƯỜNG HỢP 4: Cơ quan thuế phát hiện HĐ đã được cấp mã có sai sót:

  • – CQT thông báo cho người BÁN theo mẫu số 05 để người Bán kiểm tra sai sót
  • – Trong thời gian 2 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của CQT người bán thực hiện các bước theo trường hợp 1/2/3)

Trân trọng!

 

Xem thêm >>> Nguyên tắc xử lý hóa đơn điện tử viết sai (Theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CPThông tư 78/2021/TT-BTC)

 

———————–

Ban truyền thông Luật Nguyễn

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on telegram
Share on pinterest
Share on skype

Bạn có thể quan tâm

Scroll to Top