Thủ tục xin giấy phép kinh doanh kho bãi

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh kho bãi

kinh-doanh-dich-vu-kho-bai
Thủ tục xin giấy phéo kinh doanh kho bãi. (hình minh họa)

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh kho bãi

Cơ sở pháp lý

Giấy phép kinh doanh kho bãi là gì?

Giấy phép kinh doanh kho bãi là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kho bãi. Khi cá nhân được cơ quan nhà nước cấp phép giấy chứng nhận kinh doanh kho bãi thì mới được phép kinh doanh ngành nghề này.

Điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ kho bãi

Điều kiện kinh doanh dịch vụ kho bãi

Muốn kinh doanh dịch vụ kho bãi, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

⭐️ Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.

⭐️ Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.

⭐️ Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này chỉ được kinh doanh các dịch vụ logistics khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:

  • Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%;
  • Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này chấm dứt vào năm 2014;
  • Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014;
  • Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.

Điều kiện về phòng cháy chữa cháy

Kho bãi được xếp vào nhóm cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Vì vậy doanh nghiệp cần phải đảm bảo các điều kiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  • Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
  • Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;
  • Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
  • Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

Hồ sơ xin giấy chứng nhận kinh doanh kho bãi

Khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ như sau để đăng ký kinh doanh kho bãi:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh kho bãi có ghi ngành nghề kinh doanh về kho bãi và lưu trữ hàng hóa và mã ngành là 521-5210. Tùy vào mô hình kinh doanh mà khách hàng chọn mã ngành nghề kinh doanh phù hợp.
  • Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu đăng ký mở công ty.
  • Danh sách thành viên cổ đông góp vốn.
  • Điều lệ công ty.
  • Giấy tờ chứng minh thông tin cá nhân của những thành viên góp vốn vào công ty
  • Giấy tờ chứng minh số vốn của những thành viên góp vốn.

Hộ kinh doanh có được kinh doanh dịch vụ kho bãi không?

Hiện nay, việc xác định chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics, cụ thể là dịch vụ kho bãi còn nhiều khó khăn do các quy định pháp luật chưa rõ ràng, cụ thể như sau:

  • Theo Khoản 1 Điều 234 Luật thương mại 2005: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật.” Cũng tại Khoản 1, Điều 6 Luật Thương mại 2005 thì “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”
  • Trong khi đó, tại Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 lại định nghĩa về doanh nghiệp như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”

Như vậy, có thể hiểu, mọi doanh nghiệp chắc chắn đều là thương nhân, nhưng còn thương nhân thì có thể chưa chắc đã là doanh nghiệp, ví dụ như: hộ kinh doanh, hợp tác xã… Thực tiễn hiện nay cho thấy, có nhiều thương nhân là hộ kinh doanh, hợp tác xã có tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ logistic như vận tải, đóng gói, kiểm đếm,… Tuy nhiên, để xác định họ có phải là chủ thể kinh doanh dịch vụ logistic nói chung hay dịch vụ kho bãi nói riêng hay không thì cần thêm thời gian để chờ pháp luật có quy định thật sự rõ ràng, cụ thể hơn.

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh kho bãi

Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ kho bãi tương đối đơn giản, doanh nghiệp có thể đăng ký dễ dàng chỉ cần thực hiện đúng theo các bước như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ kho bãi tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi địa điểm kinh doanh mà doanh nghiệp đặt trụ sở.
  • Bước 2: Nhận kết quả:

Sau khoảng 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, trong trường hợp hồ sơ hợp lệ doanh nghiệp sẽ được thông báo nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ kho bãi tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh phải thông báo cho doanh nghiệp để doanh nghiệp kịp thời sửa đổi và bổ sung hồ sơ.

Chú ý: Đối với trường hợp Doanh nghiệp chưa có ngành nghề kinh doanh kho bãi

Trường hợp Doanh nghiệp chưa có ngành nghề kinh doanh kho bãi thì phải làm thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ kho bãi
Thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh dịch vụ kho bãi thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ liên quan và soạn thảo hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh kho bãi và lưu giữ hàng hóa.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh kho bãi và lưu giữ hàng hóa tại phòng đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch và đầu tư cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi địa điểm kinh doanh mà doanh nghiệp đặt trụ sở.
    Sau khoảng 03-05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ sở kế hoạch đầu tư sẽ trả lời về tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo doanh nghiệp tới nhận kết quả hoặc sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
  • Bước 3: Nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh kho bãi và lưu giữ hàng hóa và Giấy đề nghị công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp về bổ sung ngành nghề kinh doanh kho bãi và lưu giữ hàng hóa tại phòng đăng ký kinh doanh của sở kế hoạch và đầu tư.

Sau khi đã có giấy xác nhận bổ sung ngành nghề kinh doanh kho bãi và lưu giữ hàng hóa, doanh nghiệp tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh kho bãi như trên.

Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn có được những thông tin cần thiết khi đăng ký kinh doanh dịch vụ kho bãi.

 

Bạn đọc xem thêm >>>

6 trường hợp được trừ giá đất khi tính thuế GTGT

Hướng dẫn sử dụng ứng dụng VssID – BHXH số

——————

Ban truyền thông Luật Nguyễn

 

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on telegram
Share on pinterest
Share on skype

Bạn có thể quan tâm

Scroll to Top