Thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn

Thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn

Ly hôn hiện nay diễn ra khá phổ biến. Khi quyết định hoặc bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng chấm dứt. Để được Tòa án thụ lý giải quyết vụ việc ly hôn thì vợ chồng phải nộp đơn yêu cầu hoặc đơn khởi kiện tại đúng Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết. Bài viết dưới đây trình bày thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ việc ly hôn.

tham-quyen-giai-quyet-cac-vu-viec-ly-hon
Thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn. (Hình minh họa)

Thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn (có bao gồm một số trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài)

Căn cứ pháp lý:

Thẩm quyền của Tòa án về giải quyết các vụ việc ly hôn

Theo khoản 1 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Đối với trường hợp thuận tình ly hôn, nghĩa là trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn được quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, những trường hợp có yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Thêm vào đó, các trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài mà đương sự có yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, các vụ án ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện cũng có thẩm quyết giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc trên. Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 các yêu cầu về ly hôn và có liên quan đến tài sản, con của hai vợ chồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Theo khoản 4 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, đối với việc ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp, yêu cầu về ly hôn có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Điều đó có nghĩa là các vụ việc trên sẽ được Tòa án nhân dân cấp tỉnh xử lý. Theo điểm a, b khoản 2 Điều 38 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Tòa gia đình và người chưa thành niên Toà án nhân dân cấp tỉnh cũng có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về ly hôn nêu trên. Cùng với đó, Tòa gia đình và người chưa thành niên Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Sau khi biết được các vụ việc ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện hay cấp tỉnh, vợ chồng cần phải xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Trong đó, thẩm quyền giải quyết các vụ án ly hôn theo thủ tục sơ thẩm thuộc về Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Nếu nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết theo điểm a khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Tuy nhiên, các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết những tranh chấp về ly hôn. Ngoài ra, vợ chồng có tranh chấp về tài sản mà tài sản đó là bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Đối với việc dân sự liên quan đến vấn đề ly hôn thì thẩm quyền giải quyết được xác định theo khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết.

Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con sau khi ly hôn. Ngoài ra, đối với yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.

Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định về ly hôn và sau ly hôn của Tòa án nước ngoài cư trú, làm việc hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài.

Tòa án nơi gửi đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định về ly hôn và sau ly hôn của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

 

Xem thêm >>> 

Thủ tục làm khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn

Tăng mức phạt hành chính về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác

Các tin tức khác

—————–

Ban truyền thông Luật Nguyễn

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on telegram
Share on pinterest
Share on skype

Bạn có thể quan tâm

Scroll to Top